Du Lịch Chùa Hương Mùa Thu – Điểm Đến Miền Bắc Yên Bình

Du lịch Chùa Hương vào mùa lễ hội

Chùa Hương là một trong những danh lam thắng cảnh của quốc gia, luôn thu hút vô vàn du khách trong và ngoài nước ghé thăm khi đi du lịch miền Bắc. Không chỉ sở hữu những cảnh quan tuyệt đẹp, nơi đây còn là điểm du lịch tâm linh hàng đầu Việt Nam. Vẻ đẹp của Chùa Hương lại càng thêm tô sắc, trở nên tĩnh lặng nhưng không kém phần hữu tình. Hãy cùng tìm hiểu du lịch Chùa Hương mùa thu – điểm đến miền Bắc yên bình có những cảnh sắc gì nhé!

GIỚI THIỆU VỀ CHÙA HƯƠNG – ĐIỂM ĐẾN MIỀN BẮC YÊN BÌNH

Đôi nét về Chùa Hương

Chùa Hương ở đâu? Chùa Hương hay còn được gọi với cái tên Hương Sơn thân thuộc, nơi đây toạ lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm chỉ khoảng 70km. Ngoài ra, Chùa Hương còn có tên gọi khác là Chùa Trong – nằm tại trung tâm của quần thể di tích Phật giáo linh thiêng với nhiều ngôi đền, chùa lớn nhỏ được xây dựng trong các vách đá vôi của động Hương Tích: Chùa Thiên Trù, Chùa Giải Oan, Đền Trình,…

Du lịch Chùa Hương vào mùa lễ hội

Du lịch Chùa Hương vào mùa lễ hội (Ảnh: Sưu tầm)

Lối đi dẫn vào Chùa Hương rất rộng và chứa đựng nhiều nét bí ẩn, đặc biệt nhất trong đó chính là động Hương Tích – mang hình thù của một con rồng đang há miệng, trên vách đá còn có nhiều chữ Hán Cổ từ những năm 1770. Bên trong động có đặt nhiều tượng Phật được tạc từ đá xanh: tượng Đức Phật, tượng Quan Âm,…Người hành hương khi đến đây sẽ chạm vào những nhũ đá mọc trong hang bởi niềm tin việc làm ấy sẽ mang lại nhiều điều may mắn. Quang cảnh tại đây tuyệt đẹp cùng không khí bên trong chùa rất mát mẻ và trong lành, sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm tốt đẹp, cảm giác thanh tịnh, yên bình.

Lịch sử của Chùa Hương

Chùa Hương có nền lịch sử lâu đời từ khoảng cuối thế kỷ XVII. Theo sử sách, chùa này được thành lập vào thời vua Lê Huy Tông (1680 – 1704), sau chùa bị hư hại nghiệm trọng trong cuộc chiến tranh Độc Lập vào thế kỷ 20, được Hoà thượng Thích Viên Thành trùng tu lại vào năm 1988.

Cảnh vật quần thể Chùa Hương tĩnh lặng ngày thu

Cảnh vật quần thể Chùa Hương tĩnh lặng ngày thu (Ảnh: Sưu tầm)

Các tài liệu cũng có thấy chùa Hương hiện là một bản sao của chùa Hương Tích miền Trung Việt Nam – một ngôi chùa cổ nằm trên đỉnh Hương Tích của dãy Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Vậy vì sao lại có “Chùa Hương” tại miền Bắc? Vào thời Lê – Trịnh, vua chúa và các phi tần của họ hàng năm, vào mỗi dịp xuân vè sẽ thường hành hương đến Chùa Hương Tích để dự lễ hội cùng thưởng ngoạn cảnh sắc tuyệt vời tại đây. Nhưng vì chùa này quá xa nên chúa Trịnh đã sai sư đi khảo sát vùng núi Hà Sơn Bình, xây dựng nên chùa Hương thứ hai để thuận tiện hơn trong việc đi lại.

Chùa Hương còn có sự tích dân gian gắn liền với tín ngưỡng thờ Bà Chúa Ba. Truyền thuyết này là về công chúa Diệu Thiện – người sau này được giác ngộ, trở thành một vị thần Phật giáo – Avalokitesvara. Tương truyền rằng, hổ thiên đã che chở cho công chúa trên đường lên dãy Hồng Lĩnh – nơi mà bà an cư và tu hành theo đạo Phật trong hang đá.

CHI PHÍ KHI ĐI DU LỊCH CHÙA HƯƠNG MÙA THU

Đi du lịch Chùa Hương không tốn quá nhiều chi phí, chủ yếu là phí di chuyển bao gồm:

Vé vào cổng chùa: 

  • Vé tham quan thắng cảnh bên trong quần thể Chùa Hương (gồm 21 điểm tham quan): 80.000VNĐ/người

Vé đò tham quan: 

  • Chuyến đò từ Đền Trình – Chùa Thiên Trù – động Hương Tích: 50.000VNĐ/người khứ hồi

  • Chuyến đò từ Tuyết Sơn – Long Vân: 35.000VNĐ/người khứ hồi

Vé cáp treo: Thay vì leo núi khoảng 1 tiếng đồng hồ, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng cáp treo để lên đến đỉnh núi chỉ từ 10 – 15 phút, cùng đó còn được ngắm khung cảnh từ trên cao vô cùng ngoạn mục.

  • Người lớn: 120.000VNĐ/người vé 1 chiều và 180.000VNĐ/người vé khứ hồi

  • Trẻ em: 90.000VNĐ/người vé 1 chiều và 120.000VNĐ/người vé khứ hồi.

VÌ SAO NÊN ĐI DU LỊCH CHÙA HƯƠNG MÙA THU?

Nói nên đi du lịch Chùa Hương mùa thu là vì khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch là khoảng thời gian mà nơi đây đẹp nhất trong năm. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp tựa như chốn bồng lai tiên cảnh, đất trời tĩnh lặng, cảnh vật hữu tình.

Hoa súng nở rộ vào mùa thu Chùa Hương

Hoa súng nở rộ vào mùa thu Chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)

Khác với mùa lễ hội (vào tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm), luôn đông đúc các Phật tử và du khách ghé đến viếng thăm, khói hương nghi ngút thì Chùa Hương vào mùa thu lại rất thanh vắng. Khoảng thời gian này vô cùng thích hợp cho những ai luôn tìm kiếm điểm đến du lịch thanh tịnh, bình yên, tránh xa khỏi sự bon chen nơi thành thị.

Đi du lịch Chùa Hương mùa thu, bạn có thể thong dong leo núi tản bộ, ngắm quang cảnh hai bên đoạn đường chật hẹp từ bến Trò đến động Hương Tích, cảm nhận nắng ấm xuyên qua kẽ lá ven sườn núi, lắng nghe tiếng chim ríu rít ca hát trên những cành cây.

NHỮNG ĐIỂM ĐẾN TUYỆT ĐẸP KHI ĐI DU LỊCH CHÙA HƯƠNG MÙA THU

Suối Yến mùa thu đẹp thơ mộng 

Suối Yến là một con suối đẹp như một bức tranh thuỷ mặc, trong xanh và yên bình chảy giữa hai ngọn núi hùng vĩ. Hai bên bờ suối là những vạt hoa súng, bên trên là khung cảnh thanh bình mênh mông với bầu trời trong xanh, mây trắng, bên dưới thuyền bè là làn nước suối xanh biếc, tất cả mang đến một khung cảnh tuyệt đẹp làm say đắm lòng người.

Nhiều du khách khi đi du lịch Chùa Hương mùa thu, khi đến suối Yến lại thích thuê thuyền để len lỏi vào các lạch nhỏ dưới chân núi nhằm thưởng thức không gian bình yên, cảm giác tĩnh lặng chỉ có mây và nước.

Suối Yến mùa thu đẹp thơ mộng

Suối Yến mùa thu đẹp thơ mộng (Ảnh: Sưu tầm)

Cứ mỗi độ thu về là lúc Suối Yến bước vào mùa hoa súng, nhận được sự yêu thích của những “tay săn ảnh” hay những ai thích check-in với khung cảnh nên thơ. Muốn ngắm hoa súng nở, bạn phải thức giấc thật sớm, đi thuyền đến suối Yến trong khoảng thời gian từ 5 – 9 giờ sáng – thời điểm hoa nở đẹp nhất trong ngày. Đến khoảng trưa chiều, những cánh hoa sẽ dần khép lại để “nghỉ ngơi” sau một khoảng thời gian nở rộ, đợi chờ một ngày mới với ánh dương ấm áp.

Ngoài cảnh sắc tự nhiên hữu tình, người dân địa phương nơi đây còn tạo nên những khung cảnh nên thơ khác với chiếc cầu tre và những chiếc thuyền hoa xinh xắn nhằm phục vụ du khách muốn có thêm không gian chụp ảnh, hay nhận đặt những bữa ăn thôn dã.

Thanh tịnh giữa núi rừng – Chùa Thiên Trù

Mỗi khi thu về, Chùa Thiên Trù lại như lặng lẽ và trầm tư hơn hẳn giữa bạt ngàn cây cối xanh tươi, làn gió nhẹ nhàng yên ả trong nắng ấm, mang vẻ thanh tịnh giữa mùi hương trầm bảng lảng. Khung cảnh này tưởng chừng như không thể tìm thấy mỗi lúc quần thể Chùa Hương đến mùa lễ hội.

Toạ lạc tại thềm núi Lão, thung lũng Thiên Trù, chùa Thiên Trù được xây dựng dưới đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Chùa Thiên Trù được gọi với tên gọi khác là Chùa Trò hay Chùa Ngoài, có niên đại lên đến hơn 400 năm tuổi. Nơi đây được ví như một toà lâu đài nguy nga, tráng lệ, rộng lớn “biệt chiếm nhất Nam thiên” giữa núi rừng Hương Sơn.

Thanh tịnh giữa núi rừng - Chùa Thiên Trù

Thanh tịnh giữa núi rừng – Chùa Thiên Trù (Ảnh: Sưu tầm)

Theo sử ký được lưu lại, có chuyện kể rằng, trong một chuyến đi tuần thú phương nam lần thứ 2, Vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ của mình khi đi qua vùng núi Hương Sơn đã nghỉ lại tại thung lũng núi Lão, cho quân lính thổi cơm ăn. Trong lúc thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên tại nơi này, Vua xem thiên văn thấy nơi đây toạ lạc tại vị trí của sao Thiên Trù nên nhân đấy Ngài đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù.

“Nam Thiên Đệ Nhất Động” – Động Hương Tích

Không phải bon chen hay xô bồ, đường lên “Nam Thiên Đệ Nhất Động” – động Hương Tích vào mùa thu trở nên vắng lặng hơn bao giờ hết, chỉ thỉnh thoảng đôi lúc mới bắt gặp một nhóm du khách ghé thăm, từ xa là tiếng chuông chùa chầm chậm ngân vang.

Động Hương Tích vào thời điểm này như chốn thần tiên nơi hạ giới, tràn ngập trong làn không khí mát lạnh, không gian tĩnh lặng đôi lúc xen kẽ tiếng chim hót líu lo. Không còn nghi ngút khói hương, giữa nơi thanh vắng này chỉ còn lại tiếng nói chuyện khẽ khàng của khách lãng du và tiếng dòng nước tí tách chảy tràn trên tảng thạch nhũ tuyệt đẹp.

“Nam Thiên Đệ Nhất Động” - Động Hương Tích

“Nam Thiên Đệ Nhất Động” – Động Hương Tích (Ảnh: Sưu tầm)

Động Hương Tích được coi là điểm đến mà các đoàn hành hương khi đến với quần thể chùa Hương phải đến đầu tiên, vì bên trong nơi đây có chùa Hương. Lối vào khổng lồ của hang động này khiến du khách khi đến đây phải kinh ngạc bởi hang trông giống như một miệng rồng đang há miệng phun lửa. Trên tường ở miệng Hang có khắc dòng chữ Việt cổ “Nam Thiên Đệ Nhất Động” đã có từ năm 1770, tạm dịch là “Động Cực Nhất của Nam Giới”.

Không những vậy, bước dần vào bên trong động, bạn sẽ phải ngạc nhiên trước nhiều bức tượng Phật, Quán Thế Âm hay các vị Thần Phật khác được tạc từ đá xanh. Trong đó, bức tượng ấn tượng nhất là tượng Phật Bà Quan Âm. Ngoài ra, bên trong động còn có rất nhiều nhũ đá và măng đá tự nhiên đã trải qua nhiều năm nên một số trong chúng trở nên nhẵn nhụi. Bởi du khách khi đến đây đều có niềm tin nếu được sờ và xoa vào những nhũ đá tại đây, sẽ nhận được phép màu, những điều may mắn sẽ đến trong cuộc sống của họ.

>>> Đừng bỏ lỡ tour du lịch miền Bắc – Đà Nẵng: HÀ NỘI ĐÀ NẴNG BÀ NÀ HỘI AN RỪNG DỪA BẢY MẪU

Đền Trình đẹp hữu tình vào mùa thu

Đền Trình hay còn được gọi với cái tên khác là Đền Thượng Quan, toạ lạc cách bến Đục – điểm xuất phát đầu tiên trong cuộc hành hương quần thể chùa Hương – khoảng hơn 300m. Đền nằm ngay bên dưới chân núi Ngũ Nhạc, là nơi thờ tướng Tư Mã, người đã có công giúp vua Hùng bảo vệ dân tộc khỏi giặc ngoại xâm thời ấy.

Đền Trình đẹp hữu tình vào mùa thu

Đền Trình đẹp hữu tình vào mùa thu (Ảnh: Sưu tầm)

Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp vào những năm thế kỷ 20, ngôi đền này đã bị phá huỷ nghiêm trọng, sau đó được xây dựng lại vào năm 1992. Mỗi khi Chùa Hương đón thu về, nơi đây bình thường đã thanh tịnh nay càng trở nên tĩnh lặng hơn. Chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt đẹp, khung cảnh núi non hùng vĩ cùng dòng sông trong xanh nhất định sẽ khiến cho chuyến du lịch chùa Hương mùa thu của bạn trở nên thư thái hơn bao giờ hết.

Viếng thăm Chùa Giải Oan 

Toạ lạc ở trung tâm giữa chùa Thiên Trù và động Hương Tích là chùa Giải Oan – nơi có giếng nước trong vắt được gọi với cái tên “Thiên nhiên thanh trì” hay còn gọi là giếng Long Tuyền. Trước chùa Giải Oan còn có con suối chín nguồn được người dân nơi đây gọi là suối Giải Oan.

Mang trong mình ý nghĩa là “Ngôi chùa của sự xuất hiện”, ngôi chùa này là điểm đến mà người dân tin rằng các vị thần linh có thể thanh lọc tâm hồn, chữa khỏi bệnh tật khổ đau và ban phúc đức cho những gia đình không có con.

Suối Giải Oan hữu tình nên thơ

Suối Giải Oan hữu tình nên thơ (Ảnh: Sưu tầm)

Đến với chùa Giải Oan khi đi du lịch chùa Hương mùa thu, ngoài những hoạt động thăm viếng mà còn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại đây. Sự thanh thịnh, tĩnh lặng chốn tâm linh, cùng dòng suối nhẹ nhàng xuôi theo dòng sẽ mang lại cho bạn những phút giây bình yên mà không đâu có được.

Du lịch chùa Hương mùa thu – điểm đến miền Bắc yên bình với cái nắng dịu nhẹ như mật, không khí mát mẻ trong lành cùng khung cảnh nên thơ, hữu tình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm gợi ý địa điểm du lịch trong mùa thu này. Liên hệ ngay với Đất Việt Tour qua hotline 1800 6700 để “sắm” ngay tour du lịch miền Bắc giá siêu hời nhé!

>>> Đặt tour du lịch Yên Tử mùa thu: CẦN THƠ HÀ NỘI SAPA TRÀNG AN HẠ LONG YÊN TỬ

Leave a Reply